DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG

DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG

Cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì khi đi dịch thuật công chứng?

Những loại tài liệu nào cần được dịch thuật công chứng?

Giá trị giao dịch của dấu Tư Pháp Nhà Nước và con dấu từ Văn Phòng Công Chứng có như nhau?

Điều đầu tiên bạn cần phải biết “DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG” là gì?

– Nó là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ khác theo nhu cầu của khách hàng (dịch thuật). Sau đó, những tài liệu này sẽ được chứng thực rằng bản dịch đó là chính xác so với tài liệu gốc (công chứng) có chữ ký của người dịch.

1- Tại sao phải dịch thuật công chứng?

Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi Nhà nước.

Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và quốc gia đó.

2- Tự dịch thuật công chứng được không?

– Trường hợp có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ: được dịch thuật công chứng hồ sơ với mục đích cá nhân. Khi công chứng mang theo tài liệu gốc, bản photo tài liệu gốc, bản dịch, giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ liên quan.

– Tất cả trường hợp khác: chỉ được dịch thuật công chứng khi trở thành công tác viên dịch thuật của phòng tư pháp. Để trở thành cộng tác viên dịch thuật tại phòng tư pháp, ứng viên phải tham gia đăng ký khi phòng tư pháp có nhu cầu tuyển cộng tác viên. Sau khi đăng ký, trải qua kỳ thi sát hạch về trình độ ngoại ngữ, nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được ký hợp đồng cộng tác viên.

Vậy khi đi dịch thuật công chứng con dấu chứng thực của phòng Tư Pháp và Văn Phòng Công Chứng có sự khác nhau gì hay không? ️

3- Khi đi dịch thuật công chứng có 3 hình thức được dịch thuật sau:

➡️ Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật; ️

➡️ Chứng thực bản dịch của Phòng Tư Pháp; ️

➡️ Chứng thực bản dịch của công chứng viên – thuộc Văn phòng công chứng tư nhân. ️

Bạn chọn lựa 1 trong 3 hình thức dịch thuật công chứng trên đều có giá trị pháp lý, đều được xác thực bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân, xác nhận chữ ký của người dịch trong đó người dịch cam đoan dịch đúng nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

  • Dịch vụ dịch thuât công chứng của chúng tôi gồm các dịch vụ sau đây:
  • Dịch tài liệu đa ngôn ngữ;
  • Dịch vụ công chứng tài liệu dịch;
  • Dịch thuật công chứng hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Dịch chuyên ngành Tư Pháp – Luật;
  • Dịch sách – báo.

—————————–
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KBC
☎    08127.19286
✉    kbcconsulting.vn@gmail.com
📬  10 chung cư A (Đối diện số 75), Đường Nguyễn Thái Học, P. Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa